Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong ngành Xây dựng

 (Xây dựng) - Xác định việc cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xây dựng, trong những năm vừa qua Bộ Xây dựng luôn có những kế hoạch cụ thể góp phần cải cách thủ tục hành chính một cách trong sạch, hiệu quả và khoa học.


Đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước.

Đảm bảo sự quản lý, điều hành thông suốt

Vừa qua, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 202/QD-BXD về việc Ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2014. Việc ban hành kế hoạch này nhằm thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Trước đó, căn cứ vào Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Quyết định số 1168/QĐ-BXD về kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án 896 của Bộ Xây dựng.

Mục tiêu của kế hoạch là góp phần đảm bảo sự quản lý, điều hành thông suốt, chuyên nghiệp, minh bạch, hoạt động có hiệu quả, từng bước hiện đại hóa để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong ngành nghề, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng. Về thể chế, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành; phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.

Ông Bùi Trung Dung - Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Ngay trong suốt quá trình biên tập Luật Xây dựng (sửa đổi), Tổ biên tập đã nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban soạn thảo về vấn đề này. Cụ thể là "kiên quyết khắc phục tình trạng Nhà nước hóa và hành chính hóa, tập trung cải cách hành chính, đơn giản các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý của nhà nước được tốt hơn".

Cho đến nay, Dự án Luật Xây dựng sau khi tiếp thu ý kiến, Dự thảo cũng đã được Chính phủ thông qua để tiếp tục đưa ra xin ý kiến rộng rãi trong xã hội, được trình ra Quốc hội để thảo luận tại các Đoàn đại biểu Quốc hội. Đã có 28 ý kiến thảo luận tại phiên họp toàn thể ở Hội trường kỳ họp Quốc hội thứ VI và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến tại 2 kỳ họp về các vấn đề còn ý kiến khác nhau. Uỷ ban KHCN&MT là cơ quan thẩm tra cùng Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội đã cùng Ban soạn thảo liên tục trao đổi nhằm tiếp thu và báo cáo trực tiếp lãnh đạo các bên, trong đó có báo cáo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban soạn thảo. Nhiệm vụ cụ thể trong việc cải cách hành chính thời gian tới là tiếp tục triển khai cải cách các thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ; Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho DN đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và phát triển. Công bố thủ tục hành chính mới, công khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia các văn bản quy phạm pháp luật có thủ tục hành chính và thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, Bộ Xây dựng xác định phải xây dựng và thực hiện các đề án, chiến lược phát triển của Bộ, ngành và các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tổ chức thực hiện Quyết định của Thủ tướng về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng (thay thế Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ) ngay khi được Chính phủ ban hành.

Số hóa các thủ tục

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công lập”; Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực sự nghiệp công lập theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị gắn với cơ chế đặt hàng và giao nhiệm vụ cụ thể. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/20006 của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ. Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê trong các lĩnh vực của ngành, nâng cao chất lượng thông tin thống kê, xây dựng cơ chế phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin trong công tác thống kê, dự báo.

Bà Nghiêm Thị Thúy Giang - Thư ký Tổ công tác thực hiện Đề án 896 của Bộ Xây dựng cho rằng: Về cơ bản đến nay đã thống kê hóa các thủ tục hành chính về giấy tờ, cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư. Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục triển khai tập huấn cho các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan đến thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư.

Cũng theo bà Nghiêm Thị Thúy Giang, mục đích chính của việc này là cấp cho mỗi người một mã số định danh cá nhân, từ mã số này khi người dân đến làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước thì chỉ cần truy cập vào địa chỉ là có hết những thông số có sẵn trong hồ sơ. Sau khi đã hệ thống hóa cơ sở dữ liệu, các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ đã tiến hành rà soát các thủ tục hành chính để thêm, bớt, bổ sung các thủ tục cơ bản, đưa ra phương án đơn giản, hiệu quả.

Ngoài ra, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Vấn đề này Bộ Xây dựng nhận định phải nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Chú trọng phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo theo nhu cầu của xã hội; Đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của BCHTƯ Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã rất tập trung trong cải cách hành chính. Từ khâu soát xét các văn bản pháp luật hiện có, trình Chính phủ ban hành nhiều Nghị định quan trọng, trong đó có Nghị định số 64/2012/NĐ-CP về cấp phép xây dựng đã được Ngân hàng Thế giới đánh giá rất cao về tính minh bạch hóa trong hoạt động cấp phép. Hiện nay, tiêu chí này đang xếp thứ 15/185 quốc gia và được tăng 38 bậc so với năm 2012. Các công tác quản lý nhà nước khác ở Bộ Xây dựng đều được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đánh giá rất cao về tính minh bạch, công khai, thuận lợi và thân thiện.

 

Theo Báo Xây dựng

 
Các bài viết khác
« Đầu  Trước 1 2 3Tiếp Cuối »

Hỗ trợ trực tuyến

Liên kết website

Bộ xây dựng